ĐỪNG NHẦM LẪN GIỮA “ĐỒNG HỒ CỔ ĐIỂN” TẠI NHÀ SPACETIME VÀ CÁC LOẠI “ĐỒNG HỒ PHONG CÁCH CỔ ĐIỂN” MỚI TRÊN THỊ TRƯỜNG!

CÁC NHÀ SƯU TẦM ƠI, LÀM ƠN ĐỪNG NHẦM LẪN GIỮA “ĐỒNG HỒ CỔ ĐIỂN” TẠI NHÀ SPACETIME VÀ CÁC LOẠI “ĐỒNG HỒ PHONG CÁCH CỔ ĐIỂN” TRÊN THỊ TRƯỜNG!

Chuyện là thời gian gần đây có rất nhiều bạn nhắn tin cho Spacetime với những câu hỏi như:

“Shop có mẫu đồng hồ mới này không”?

“Đồng hồ bên ad còn mới không ạ”?

“Sao nhìn chiếc này cũ quá vậy bạn, hàng này bao nhiu %?”

Thật lòng nhìn thấy những tin nhắn như thế này mình không muốn trả lời tí nào nhưng vẫn dành rất nhiều thời gian để giải thích cho các bạn hiểu. Đành vậy, nên hôm nay quyết định viết một bài để cho các bạn hiểu rõ về những dòng đồng hồ bên nhà Spacetime để các bạn có một góc nhìn khác đi.

Đầu tiên phải nhấn mạnh rằng đồng hồ bên Spacetime là đồng hồ “cũ” & “cổ” hoàn toàn không có dòng nào “mới” cả, vì vậy độ “hiếm” “siêu hiếm” luôn là lý do hàng đầu mà rất nhiều nhà sưu tầm đồng hồ cổ điển đã chọn bên mình. Trường hợp các bạn muốn mua các “đồng hồ phong cách cổ điển” mới toanh trên thị trường thì có thể ghé các cửa hàng lớn ở Việt Nam như: Hải Triều, X-Watch, Đăng Quang, PNJ và gần đây nhất là Thế Giới Di Động có cả MC Trấn Thành làm đại sứ thương hiệu, những nơi đó luôn có những thứ “new” cho bạn.

Đọc đến đây chắc hẳn các bạn cũng đã biết phân biệt 2 dòng đồng hồ mà mình nêu ra ở phần chủ đề rồi phải không? Nay tiện ngồi viết nên giúp các bạn hiểu thêm về những dòng đồng hồ “cổ” trên thị trường và ngược dòng lịch sử để khám phá chút nhân ngày đầu tuần nhiều cảm xúc.

Bàn về chữ “cổ” một chút các bạn nhé. Vì “cổ” (antique watch) nó cũng khác với “cổ điển” (vintage watch). Vậy sự khác nhau ở đây là gì?

#1 Đồng hồ cổ (antique watch) có ít nhất 100 năm tuổi.

#2 Đồng hồ cổ điển (Vintage watch) có tuổi đời ít nhất 20 năm.

#3 Bất kỳ chiếc đồng hồ nào dưới 20 năm đều được phân loại đơn giản là “cũ” nhưng không “cổ” hoặc hiện đại, và đôi khi vẫn chưa được liệt vào những dòng cổ điển.

Đến đây chắc có bạn lại hỏi: “Ủa vậy mấy thằng trên thằng nào giá trị hơn”?

Đây sẽ là một câu trả lời khó chịu nhưng mình dám khẳng định rằng không có quy tắc chung để đánh giá vì có người nói đồng hồ càng cũ càng lâu năm thì giá trị càng cao, một số khác lại bảo rằng càng được chế tác tỉ mỉ thủ công thì lại càng có giá trị. Thế nên đây là câu hỏi hoàn toàn mở và không có câu trả lời chuẩn, vì giá trị của một chiếc đồng hồ nằm ở “đôi tay” người đeo.

Bạn cũng có thể thấy nếu nói về vật chất thì một số loại đồng hồ cổ điển có thể kiếm được số tiền đáng kinh ngạc tại các buổi đấu giá vì chúng được các nhà sưu tập săn đón, những người thèm muốn uy tín, lịch sử hoặc phẩm chất độc đáo của chúng. Nói một cách dí dỏm, chiếc đồng hồ bỏ túi Patek Philippe Henry Graves Supercomplication năm 1925 đã thu về số tiền khổng lồ 24 triệu USD tại một cuộc đấu giá của Sotheby’s vào năm 2014.

Nói chung lại chiếc đồng hồ của bạn xứng đáng với bất cứ giá nào mà ai đó sẵn sàng trả cho nó.

Giải thích thì cũng đã giải thích, cung cấp kiến thức thì cũng đã viết ra rồi nên bây giờ mình rất mong các bạn hiểu vấn đề để bớt đi những câu hỏi “ngơ ngác” như trên.

Và chúng mình là Spacetime, Thương hiệu đồng hồ cổ điển “cũ” – “hiếm” – “siêu hiếm”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *