3 Sai lầm Lớn nhất khi mua Đồng hồ cổ điển

3 Sai lầm lớn nhất khi mua Đồng hồ cổ điển

Mình sẽ đi sâu vào những điều mà cá nhân đã trải nghiệm trong những năm tháng tiếp xúc với dòng đồng hồ cổ điển và sẽ liệt kê ra những sai lầm lớn nhất mà bạn có thể mắc phải khi mua đồng hồ cổ điển “cũ” trên thị trường.

#1 Không nghiên cứu đầy đủ thông tin trước khi chọn mua

Phải thú thật một điều là thị trường đồng hồ cổ điển tại Việt Nam đang là một bãi mìn. Đặc biệt là hiện nay, với cộng đồng yêu thích dòng đồng hồ này ngày càng tăng chưa kể đến việc nhiều mẫu mã đã bị đội giá quá mức, thậm chí sử dụng những “linh kiện fake” của những người bán hàng vô đạo đức và rồi truyền tải thông tin hoặc mô tả sai lệch về chiếc đồng hồ mà bạn thấy trên hình. Và điều này khiến bản thân mình nghĩ khi quyết định xuống tiền mua một chiếc đồng hồ cổ điển bạn buộc phải nghiên cứu đầy đủ xem bạn mua từ ai và người bán sẽ hỗ trợ hay đảm bảo gì trong trường hợp có sự cố xảy ra (điều chắc chắn sẽ xảy ra nếu bạn mua nhiều đồng hồ cũ).

Nói như vậy, mình không thể nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mua đồ cổ từ các Tiệm có uy tín. Hãy nhớ rằng hoạt động kinh doanh của các Tiệm sống chết với danh tiếng của họ và họ chỉ đơn giản là không thể cố tình bán cho bạn một chiếc đồng hồ được quảng cáo sai sự thật. Tất cả các bộ phận không phải là nguyên bản của nhà máy đã được thay thế trong quá trình bảo dưỡng phải được tiết lộ rõ ​​ràng trong phần mô tả của từng chiếc đồng hồ.

Ví dụ, tại Spacetime tất cả các mẫu của bọn mình đều được đội ngũ thợ đồng hồ cổ điển của tiệm kiểm tra và chúng tôi đánh dấu chi tiết từng bộ phận thay thế trong báo cáo tình trạng của từng mẫu, theo kiến ​​thức tốt nhất và tài liệu cập nhật liên tục. Nếu khách hàng thấy phù hợp thì quyết định sẽ nằm ở họ, nhưng mọi thứ sẽ rất rõ ràng và minh bạch.

#2 Mua một chiếc đồng hồ không phù hợp với phong cách/lối sống của bạn

Bạn là người sống theo trend, thích công nghệ hiện đại và đòi hỏi nhiều tính năng đa dạng trong một chiếc đồng hồ? Vâng, đồng hồ cổ điển thật sự không phù hợp với bạn.

Cùng lắng nghe câu chuyện từ một người ông của mình (Việt kiều Mỹ), cụ năm nay đã ngoài 80 nhưng vẫn rất đam mê những thứ cổ và xem việc sưu tầm là một thú vui trong cuộc sống.

Đoạn dịch như sau:

“Chuyện là tôi đã quyết định chọn một chiếc Omega Seamaster vào cuối những năm 1950. Đồng hồ ở trong tình trạng tuyệt vời, 34mm bằng vàng nguyên khối, một vẻ đẹp thực sự. Dù tôi thích nhìn đồng hồ cũng như coi trọng lịch sử của nó, tuy nhiên tôi chưa bao giờ đeo nó. Nó quá nhỏ, quá “sang chảnh”, và tôi thấy mình đã lăn tăn về nó quá nhiều, sau cùng, đây là một chiếc đồng hồ gần 60 năm tuổi. Tôi lảm nhảm, hầu như không đeo nó, và sau đó nhận ra rằng tôi không thể biện minh cho việc sở hữu một chiếc đồng hồ mà mình chưa từng đeo, tôi đã bán nó vì nó khác với phong cách mà tôi muốn thể hiện.

Phong cách sống và gu thời trang của bạn chính là điều tôi muốn bàn luận ở đây. Nếu bạn là một quý ông hoặc quý bà mặc quần jean, một người thường xuyên mặc áo len hoặc áo sơ mi polo dệt kim dày, giản dị thì việc mua một chiếc đồng hồ cổ điển tinh tế những năm 30 bằng vàng trắng 18k có thể không phải là lựa chọn tốt nhất. Trước khi bạn mua hàng, hãy tự hỏi bản thân khi bạn thấy mình đeo chiếc đồng hồ này nó có đúng “Gu” của cá nhân hay không?. Hãy đưa tất cả những cân nhắc này vào quá trình ra quyết định của bạn và mua thứ gì đó bạn thực sự sẽ mặc/đep và có thể thưởng thức, nhìn ngắm nó mỗi giây phút”.

#3 Mua đồng hồ không có bảo hành rủi ro cực lớn

“Qua cầu rút ván” – Thuật ngữ này tại Việt Nam quá phổ biến phải không các nhà sưu tầm nhỉ? Khi bạn nhận được một chiếc đồng hồ cổ điển từ một số Tiệm thiếu uy tín thì bạn sẽ phải trả giá rất đắt vì những rủi ro song hành quanh nó cực nhiều.

Vừa nhận hàng được được vài ngày thì chiếc đồng hồ của bạn gặp trục trặc hoặc bạn phát hiện ra có một số chi tiết bị “fake” do vô tình đi kiểm định tại một số trung tâm nào đó. Sẽ ra sao nếu người bán không chịu bảo hành, và đổ lỗi xyz hoặc thậm chí chặn máy của bạn. Nên Spacetime khuyên là trước khi chọn một chỗ uy tín để mua đồng hồ “cũ” thì phải xem xét nhiều yếu tố, độ uy tín cũng nhưng lắng nghe nhiều khách hàng nói về họ khi dùng sản phẩm của bên họ.

Gợi ý những điều bạn nên kiểm tra trước để tránh khỏi 3 sai lầm trên: Thông tin Người chủ (Founder), Showroom trưng bày có địa chỉ hẳn hoi, Người tư vấn nhiệt tình cởi mở, và chế độ bảo hành minh bạch rõ ràng, đồng thời theo dõi Instagram/Website/Fanpage những kênh truyền thông mà bên họ sử dụng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *